Các nguy cơ, bệnh tật mắc phải khi béo bụng và các biện pháp phòng ngừa, điều trị

Cập nhật : 09-02-2018, 9:52 am - Lượt xem : 1122

Béo bụng rất không tốt cho sức khỏe, khiến bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh tật, thậm chí có thể nguy hiểm cả tính mạng nếu bạn không chữa trị kịp thời.

 

 

A. Một số bệnh tật mà bạn có thể mắc phải khi béo bụng:

1. Gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao.

- Vòng bụng càng to, càng tích tụ nhiều mỡ thì quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị cản trở và nguy cơ gây rối loạn lipid máu cũng tăng cao. Hơn nữa, khi máu đã bị nhiễm mỡ quá nhiều thì gan cho dù hoạt động hết công suất cũng không thể nào loại bỏ hết mỡ dư thừa.

 

- Lượng mỡ tồn đọng này sẽ bám vào gan và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ nếu để lâu không chữa có thể gây xơ gan, ung thư gan nguy hiểm cho sức khỏe.

 

2. Bệnh tiểu đường.

- Béo bụng cũng là một trong những nguyên nhân cao gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Đó là lý do nhiều chuyên gia phát biểu rằng độ lớn của vòng 2 hoàn toàn tỷ lệ thuận với nguy cơ tiểu đường.

- Do chất béo xấu có khả năng gây ức chế một loại men xúc tác quan trọng trong quá trình sản xuất insulin đồng thời lại gây rối loạn đường huyết. Do đó, bụng bạn càng béo, càng chứa nhiều mỡ thì khả năng mắc bệnh tiểu đường càng cao.

 

 

3. Bệnh tim mạch, đột quỵ.

- Một khi máu đã bị nhiễm mỡ thì lượng mỡ này sẽ bắt đầu bám vào thành mạch máu gây cản trở quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Cơ tim bị thiếu máu, hụt oxy nên hoạt động không còn hiệu quả, nhanh suy yếu và mắc bệnh.

- Nguy hiểm hơn, nếu các mảng bám trong thành mạch quá dày có thể gây ra tắc nghẽn hoàn toàn, lúc này nguy cơ đau tim và đột quỵ rất cao.

 

 

4. Rối loạn tiết tố.

- Mỡ bụng càng tăng thì nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Nội tiết tố bị rối loạn không chỉ gây mất ngủ, dễ cáu gắt, da nổi mụn, xỉn màu da, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt… mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm khác cho cơ thể, thậm chí tăng nguy cơ ung thư cao hơn.

 

 

5. Ung thư vú.

- Không chỉ đối với nữ giới mà ngay cả nam giới nếu bị béo bụng vẫn có thể mắc ung thu vú dễ dàng hơn. Bởi hàm lượng chất béo trong cơ thể càng cao thì lượng estrogen trong cơ thể càng nhiều khả năng mắc ung thư vú cũng tăng hơn. Ngoài ung thư vú thì phụ nữ béo bụng còn đối mặt với nguy cơ ung thư buồng trứng khá cao.

B. Các biện pháp phòng ngừa và điều trị.

1. Biện pháp phòng ngừa

- Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế đồ ngọt và thức ăn nhanh.

- Ngủ sớm, đủ giấc để hormone thèm ăn không tiết ra quá mức thì bạn dễ kiểm soát lượng thức ăn nạp vào hàng ngày và hạn chế béo bụng hiệu quả.

- Tranh thủ mọi thời gian để vận động, đi bộ, đạp xe… cũng là cách giảm mỡ bụng hiệu quả.

 

 

- Không nên ngồi 1 chỗ quá lâu và khi ngồi cũng nhớ ngồi thẳng lưng để phần mỡ không dồn về bụng gây ra béo bụng.

- Chú ý kiểm soát cân nặng, bởi thừa cân béo phì đều là nguyên nhân hàng đầu gây ra béo bụng.

 

 

- Tuyệt đối không ăn khuya. Ăn khuya là thói quen cực xấu gây ra béo bụng rõ rệt.

- Tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần thì nguy cơ béo bụng sẽ giảm đáng kể.

2. Điều trị

- Áp dụng công nghệ khoa học hiện đại để làm giảm mỡ bụng

 

 

- Đến các phòng khám, thực hiện theo các biện pháp, thuốc uống mà bác sĩ hướng dẫn

- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để giảm mỡ bụng

 

 

- Dùng các sản phẩm tan mỡ bụng từ các cửa hàng uy tín ( gel tan mỡ bụng, thuốc uống,...)

 

- Thường xuyên tập thể dục hằng ngày để làm giảm mỡ bụng.

*Trên đây là một số nguy cơ bệnh tật mà bạn có thể mắc phải khi béo bụng và các biện pháp phòng ngừa điều trị, mong là sẽ giúp ích cho các bạn.

 

 

Nếu thấy hữu ích, hãy bấm like
Tin tức khác
Tin nổi bật
Tin tức mới